Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Truyện cổ tích cho bé: Sự tích con hổ

0 nhận xét
Ngày xưa có một gia đình rất đông con, quanh năm vất vả với nương rẫy. Trồng lúa, tỉa ngô hàng năm cũng không đủ cơm ăn, đến nỗi ăn rau rừng không kịp mọc, ăn măng rừng đến nỗi không kịp nhú khỏi mặt đất, phát rẫy to sáu bảy quả đồi cũng không đủ lúa ngô nuôi con ăn, đến nỗi không còn lúa giống.

Một hôm người cha lên rừng thăm bẫy, đến chỗ đặt bẫy, ông thấy cây cối ngả nghiêng, đất đá xới tung lên như một vũng nước trâu tắm. Ông quan sát kỹ nhưng chẳng thấy con thú nào cả, ông nhìn ngược nhìn xuôi mới phát hiện là cần bẫy của mình bị gẫy, ông lần theo dấu vết con thú kéo cần bẫy đi. Từ đồi này qua đồi nọ, từ suối này qua suối khác, ông đã đi hết cả ngày rồi nhưng tìm vẫn chưa thấy. Bụng đã đói, ông mệt lả vác cây giáo cũng không nổi. Nhưng ông vẫn kiên quyết phải lần theo bằng được con thú này.


sự tích con hổ

Ông ta lần theo dấu vết tới một nơi rừng sâu, um tùm cây lá thì tự nhiên dấu vết không còn thấy nữa. Ông ta lùng sục khắp khu rừng đó, tới cạnh một trảng cỏ chỉ bằng cái rẫy nhỏ thôi. Giữa trảng cỏ có một bụi lúa dại đang chín vàng ươm như lúa mình trồng ngoài rẫy, đếm lên đếm xuống, đếm tới đếm lui chỉ có 7 bụi. Ông ta vội vàng lấy túi đeo của mình tuốt hết 7 bụi lúa vừa đầy túi đeo, ông vội vã đi về.

Đeo túi lúa đi về, nửa mừng vì có thêm một túi lúa giống, nửa lo âu suy nghĩ trong đầu, con thú dính bẫy của mình là con gì. Trên đường về ông bốc một nắm lúa, cắn từng hạt bỏ vỏ nhai cho đỡ đói bụng. Ông ta vừa lững thững đi về vừa nhai hạt lúa, về tới nhà thì đêm đã khuya, vợ con ông đã đi ngủ rồi nhưng bếp lửa vẫn còn mờ mờ sáng, trước khi đi ngủ, ông ta treo túi lúa ở cột nhà và sau đó ông đi nằm cạnh vợ. Trong đêm tối bếp lửa mập mờ, bỗng dưng vợ ông la hét và run sợ vì bà ta nhìn thấy thân hình ông biến dạng thành con vật lạ lùng. Ông ta giật mình đứng dậy thổi bếp lửa cho sáng, lửa sáng lên thì bà ta thấy ông vẫn là hình người. Cứ như thế qua một đêm, đến sáng hôm sau người vợ hỏi chồng:

- Hôm qua ông đi thăm bẫy về khuya, lúc ông nằm cạnh tôi, lửa bếp mờ mờ sáng, tôi thấy thân hình người ông kỳ lạ quá. Nó rằn ri đốm trắng đốm đen, không biết giống cái gì, tôi sợ quá ông à.

Ông chồng trả lời:

Sao bà nói năng lạ kỳ thế, mọi khi bà có như vậy đâu hay là bà mơ, hay là bà có ốm đau gì không, bà bị quỷ thần nhập vào không? Bà vợ chưa biết đầu đuôi câu chuyện nên bỏ qua chuyện kỳ lạ.

Một hôm, trong lúc người chồng đi vắng, người vợ vô tình đụng cái nia vào túi lúa dại kia, làm đổ túi lúa, bà ta lượm từng hạt bỏ lại vào túi, tưởng rằng ông ta đã xin lúa hàng xóm về làm giống. Theo thói quen, bà ta bóc vài hạt lên nhai.

Đêm hôm đó, trong lúc đang ngủ - bếp lửa mờ mờ lúc sáng lúc mờ, chồng lại nhìn vợ cũng giống như lời vợ nói với mình, ông ta hốt hoảng và chợt nhớ hôm đó ông đi thăm bẫy về có nhai hạt lúa dại kia mới bị như thế. Ông trầm ngâm suy nghĩ và nói với vợ:

Thôi ta đi ngủ đi, đừng bận tâm gì, nhưng người vợ vẫn chưa biết chuyện.

Ngày hôm sau, người chồng rất lo âu vì tận mắt mình đã nhìn thấy vợ cũng bị như mình nên mới nói với vợ sự thật về lúa dại từ trong rừng mang về, và để xem thửnhư thế nào, có đúng thật là như thế không, ông chồng bàn với vợ.

- Này bà ơi! Hay là ta cho con mỗi đứa một ít cho tụi nó ăn thử xem nó có thật như vậy không. Nếu thật vì lúa dại thì dù sao bà và tôi cũng đã ăn rồi, còn con cái thì chưa. Mà lỡ không cho tụi nó ăn thì chỉ có hai vợ chồng mình bị thì tụi nó bơ vơ không cha không mẹ, không có ai nuôi nấng tụi nó. Nếu cho tụi nó ăn như mình thì tụi nó cũng giống như mình thôi. Thế là hai vợ chồng đồng ý với nhau, để sáng mai rủ chúng nó lên rẫy rồi cho từng đứa một ăn. Và nói dối tụi nó nhà mình đi tỉa lúa.

Hôm sau, sáng sớm tinh mơ, người cha gọi từng đứa con mình dậy sớm cùng lên rẫy. Nghe cha mẹ nói là đi tỉa lúa, tất cả các con đều nghe theo, người thì cây chọc lỗ, người thì chuẩn bị cái rổ đựng lúa hớn hở cả nhà kéo nhau lên rẫy.

Đến rẫy, người cha nói với các con:

- Hôm nay, ta tỉa lúa, các con bỏ hạt lúa trong lỗ đừng bỏ nhiều nhé, chỉ bỏ từ một đến hai hạt thôi vì lúa này giống tốt lắm. Nếu ta bỏ nhiều quá thì không đủ tỉa hết rẫy mình đâu. Nếu thừa ta sẽ mang về ăn. Nghe lời người cha, tất cả các con đều làm theo lời cha dặn. Đến trưa, cả nhà tỉa xong, số lúa vẫn còn thừa. Trong giờ nghỉ sau khi tỉa xong, người cha chia cho từng đứa, mỗi đứa một nắm nhỏ để ăn, nghe theo cha dặn, các con răm rắp làm theo. Cha mẹ cũng ăn, mọi người cùng ăn. Thế là cả nhà đều ăn. Cả nhà ăn vào thấy ngon, ai cũng khen ngon và thơm. Về tới nhà, sau bữa cơm chiều, cả nhà họ vẫn thấy bình thường.

Đến sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy, cả nhà nhìn nhau, ai cũng hóa thành con vật kỳ lạ. Người cha thì hóa thành con hổ đực to nhất, còn mẹ thì hóa thành hổ cái, con trai lớn thì hóa thành con cọp, con beo, con nhỏ nhất thì hóa thành con báo. Vậy là cả nhà ăn lúa dại rừng đã biến thành loài thú. Họ rú ầm ĩ trong nhà, chạy náo loạn ngoài sân. Dân làng trong bon nhìn thấy lạ, ai cũng sợ hãi, hoang mang, người cầm cây, người cầm sà gạc, người giương cung tên, người cầm chày giã gạo đuổi họ ra khỏi làng, tới tận rừng sâu.

Và từ đó, cả nhà cọp, beo và báo này không còn là người nữa. Họ đã thành thú vật hung dữ trong rừng sâu, cứ gầm rú trong rừng và từng ngày đuổi bắt những thú vật hiền lành, nhỏ thân để làm mồi cho chúng. Còn lúa dại kia đã tỉa rồi nhưng chờ bao nhiêu ngày tháng vẫn không mọc trên đất mà họ đã tỉa.

Nguồn: truyenchocon.blogspot.com sưu tầm

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Có nên đọc truyện cho em bé trong bụng nghe hay không?

0 nhận xét

Chúng ta đã quen với việc cho thai nhi nghe nhạc, nhưng còn việc đọc truyện cho em bé trong bụng thì còn khá mới mẻ. Liệu em bé có thể nghe và hiểu được những câu chuyện mà cha mẹ kể không? Chúng có giúp ích gì cho sự phát triển của bé sau này không? Hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé!

Có nên đọc truyện cho em bé trong bụng nghe hay không?


Câu trả lời là CÓ.

Bắt đầu từ tuần thứ 18 của thai kỳ, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển. Nước ối và dây rốn cũng là môi trường truyền âm hiệu quả giúp bé dễ dàng nghe được những âm thanh từ bên ngoài.

 
đọc truyện cho em bé trong bụng

Đây là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bắt đầu đọc truyện cho em bé trong bụng nghe. Mẹ có thể tranh thủ thời gian vào những buổi sáng khi tinh thần thoải mái hoặc bất kỳ lúc nào mà mẹ đang vui vẻ để đọc truyện cho bé nghe. Một ngày cần khoảng 2 – 3 câu chuyện, mỗi lần kéo dài 10 – 15 phút là đủ, nếu không cả hai mẹ con đều sẽ mệt.

Nên đọc cho em bé trong bụng nghe truyện gì?


Lúc này, hầu như em bé không hiểu được người mẹ nói gì, nên mẹ không nhất thiết phải quan tâm nhiều đến nội dung câu chuyện mà hãy để ý đến tình cảm, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ. Tuy nhiên, không nên chọn truyện có kết thúc buồn vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của người mẹ cũng như em bé trong bụng.

Những truyện mẹ đọc cho em bé trong bụng nghe có thể là truyện cổ tích, hay đôi khi chỉ là một vài việc mà mẹ đã làm, những thứ mẹ nhìn thấy trong cuộc sống.

Trong lúc kể chuyện như vậy, mẹ cũng đừng quên nói với bé rằng mẹ yêu bé và mong bé chào đời khỏe mạnh, việc này thật sự rất tốt cho sự phát triển của em bé.

Để bố đọc truyện cho bé nghe cũng là một cách rất tốt, bởi vì giọng bố có sóng tần số thấp thì sẽ dễ dàng truyền trong nước ối hơn giọng mẹ sóng tần số cao.

Lợi ích khi mẹ đọc truyện cho em bé trong bụng


- Giúp cả người mẹ và em bé trong bụng có những phút giây thư giãn.

- Là sợi dây gắn kết tình cảm mẹ con hoàn hảo.

- Hỗ trợ cho sự phát triển về tư duy ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bé khi còn trong bụng mẹ.

Đọc truyện cho em bé trong bụng không chỉ tốt cho thai nhi mà còn rất tốt cho người mẹ. Vì vậy, mẹ hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để kể chuyện cho bé nghe nhé!

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Bí quyết cho mẹ: Khi nào nên đọc truyện cho bé nghe?

0 nhận xét
Thưa bác sĩ, bé nhà em được 1 tháng tuổi, ăn ngủ khỏe và hóng chuyện rất giỏi, em muốn đọc truyện cho bé nhưng mọi người đều nói bé quá nhỏ chưa hiểu gì nên không cần thiết. Xin hỏi bác sĩ khi nào nên đọc truyện cho bé nghe là hợp lý ạ? Em sinh con lần đầu nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, mong bác sĩ giúp đỡ.


Phạm Minh Hy, Yên Bái


Trả lời


Chào em,

Trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời đã biết hóng chuyện, mặc dù bé không hiểu những gì người lớn nói nhưng bé vẫn biết được rằng mình đang được quan tâm, trò chuyện. Vì thế mà khi cha mẹ hay người thân nói chuyện với bé, bé sẽ có những phản ứng như quơ tay chân, cười, thậm chí là khóc. Cho đến khi 2 tháng tuổi, trẻ mới bắt đầu phát ra được những âm thanh như o, ơ, a oe… Tất cả những điều này đều tốt cho sự phát triển của trẻ.


khi nào nên đọc truyện cho bé nghe

Cho đến khi bé được 6 tháng tuổi, hầu như bé vẫn chưa thể hiểu được những câu chuyện mà người lớn nói ra. Tuy nhiên, em hoàn toàn có thể đọc truyện cho bé ngay từ bây giờ, chúng sẽ giúp bé phát triển trí tuệ, khả năng giao tiếp. Hơn nữa, việc này cũng khiến bé cảm thấy an toàn vì được quan tâm, rất tốt cho sự phát triển về tính cách, tình cảm của bé sau này.

Xem thêm:


Trước mắt, em không cần quá quan trọng việc nội dung câu chuyện là gì, vì dù sao thì bé cũng không thể hiểu được. Thay vào đó, em hãy chú ý đến ngữ điệu và hành động để thu hút sự chú ý của bé, cụ thể giọng nói nên rõ ràng, lúc lên cao khi xuống thấp. Ánh mắt, cử chỉ cũng cần thay đổi linh hoạt, nếu không bé sẽ mau chán.

Tuy nhiên, một ngày cũng chỉ cần đọc cho bé một vài câu chuyện ngắn, thậm chí là những cuộc trò chuyện rất vu vơ giữa hai mẹ con cũng đủ rồi. Thời gian còn lại bé cần được bú mẹ và nghỉ ngơi, đừng ép bé phải trò chuyện với mẹ quá nhiều, bé sẽ mệt và cáu gắt đó.

Khi bé lớn hơn, em nên đọc cho bé những mẩu truyện đơn giản, nhất là trong thời gian tập nói. Không nên đặt nặng vấn đề đọc truyện để bé học chữ sớm, vì nếu bé hứng thú với câu chuyện thì sẽ có hứng thú với con chữ và tự động muốn học mà không cần thúc ép.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi khi nào nên đọc truyện cho bé nghe của em.

Chúc em và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Đọc truyện cho con: Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

0 nhận xét
Trong cuốn "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" của tác giả Ibuka Masaru (Nhật Bản), ông đã khẳng định rằng sự phát triển trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Như vậy có nghĩa là mọi sự giáo dục trẻ, bao gồm cả đọc truyện chờ đến mẫu giáo thì đã muộn.

Vậy khi nào có thể đọc truyện cho con nghe?


Thật ra, đọc truyện cho con không bao giờ là quá sớm, thậm chí mẹ có thể đọc truyện cho bé nghe ngay trong giai đoạn thai kỳ. Nếu không, hãy cố gắng làm việc này cho con càng sớm càng tốt (ở thời điểm sau khi con đã chào đời).


đọc truyện chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Ngay từ khi mới sinh ra, mặc dù lúc này con chưa biết nói, cũng chưa hiểu hết được những gì người lớn nói nhưng cha mẹ đã có thể đọc truyện cho con nghe. Việc này sẽ giúp bé xây dựng được vốn từ vựng, khả năng giao tiếp và trí tưởng tượng. Hơn nữa, đọc truyện cho con cũng là một cách giúp sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và bé trở nên khăng khít hơn.

Nên đọc cho con nghe truyện gì?

Giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi


Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, mẹ không cần thiết phải lưu tâm quá nhiều đến nội dung câu chuyện vì trẻ lúc này chỉ biết được rằng mẹ đang trò chuyện với mình, đang kể chuyện cho mình nghe chứ không hiểu được câu chuyện đó nói về điều gì. Thay vào đó, mẹ hãy chú ý đến ngữ điệu, cử chỉ, vì chúng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.

Giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi


Khi đã được 6 tháng đến 1 tuổi, bé cũng chưa hiểu được nội dụng câu chuyện, nhưng lại rất chú ý đến màu sắc và hình ảnh. Bởi vậy, mẹ hãy chọn những quyển truyện có nhiều hình ảnh sặc sỡ, nếu có hình ảnh động hoặc video cũng rất tốt. Bé trong thời gian này sẽ có những phản ứng rất thích thú khi mẹ đọc truyện, mẹ hãy để bé tự nhiên thể hiện trí tưởng tượng và biểu cảm của mình nhé.

Giai đoạn 1 tuổi trở lên


Đến khi bé được hơn 1 tuổi, bé đã biết nói và hiểu được một số chi tiết cơ bản trong câu chuyện. Quyển truyện thích hợp dành cho bé lúc này là những mẩu truyện ngắn có tình tiết đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất nên là truyện cổ tích, không được cho bé nghe truyện ma, truyện trinh thám sẽ làm bé hoảng sợ, ám ảnh.

Khi đọc truyện cho bé nghe, cần thay đổi giọng điệu lúc trầm lúc bổng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ để bé hứng thú. Đến một lúc nào đó, bé sẽ hứng thú với cả những con chữ trong câu chuyện mà mẹ không cần phải ép bé học quá sớm.

Đọc truyện cho con là một phương pháp giáo dục được cha mẹ sử dụng phổ biến và cho hiệu quả rất tích cực. Đừng đợi đến khi con học mẫu giáo hay biết chữ mới đọc truyện cho con, mẹ nhé!




Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Tư vấn từ chuyên gia: Nên đọc truyện gì cho thai nhi nghe?

0 nhận xét
Mong muốn con phát triển toàn diện ngay từ khi trong bụng mẹ là mong ước của mọi bà mẹ khi mang thai. Khoa học đã chứng minh những tác dụng vô cùng lớn khi mẹ đọc truyện, nói chuyện với con ngay từ khi mang thai. Song, lựa chọn truyện gì để đọc cho bé khi đang trong bụng mẹ là điều không hề dễ dàng. Đừng lo! Doctruyenchocon sẽ mách các mẹ nên đọc truyện gì cho thai nhi nghe để giúp bé phát triển trí não cũng như giúp mẹ thư giãn, giải trí hiệu quả.

Tại sao mẹ cần tìm hiểu nên đọc truyện gì cho thai nhi nghe?


Từ tháng thứ 3 của thai kỳ bé đã bắt đầu phát triển thính giác và có thể nghe được những âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Việc lựa chọn chính xác truyện để đọc cho thai nhi nghe có tác dụng:

- Kích thích các giác quan cũng như não bộ trẻ phát triển.

- Gắn kết tình cảm thiêng liêng, tình mẫu tử. Bé sẽ sớm nhận ra giọng nói yêu thương, quen thuộc của mẹ ngay khi mới chào đời.

- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, vốn từ, khả năng học hỏi, tiếp thu tốt hơn.

- Giúp cả mẹ và bé thư giãn, tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi

- Thể hiện sự yêu thương của gia đình chào đón bé. Hình thành nhân cách tốt cho bé từ sớm.

Nên đọc truyện gì cho thai nhi?


Sai lầm của các mẹ khi lựa chọn truyện để đọc cho thai nhi:


- Lựa chọn theo ý thích: Các mẹ thường thích những tiểu thuyết, truyện buồn,…để đọc. Vô tình khiến tâm trạng không vui vì quá nhập tâm vào câu truyện vừa đọc.

- Đọc cho có: Mẹ ạ! Kể chuyện cho con không phải 1 bài tập để làm cho xong, cho có. Nếu mẹ không reo tình cảm, không đọc chuyện cho bé hấp dẫn thì sẽ chẳng có tác dụng gì cả.

- Đọc quá lâu: Mẹ chỉ nên đọc những mẩu chuyện, câu truyện dài khoảng 10-15 phút mỗi lần. Đọc quá lâu sẽ khiến mắt mẹ mệt mỏi và ngồi 1 tư thế lâu mẹ sẽ cảm thấy khó chịu đấy.

Gợi ý cho mẹ “nên đọc truyện gì cho thai nhi?”


Đọc sách cho thai nhi khi còn đang trong bụng mẹ sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não bộ. Chính vì vậy, mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng loại sách phù hợp đọc trong giai đoạn này.

Một số truyện mẹ nên đọc cho thai nhi đó là:

- Truyện cổ tích: Truyện cổ tích thường có nhiều màu sắc, ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh giúp kích thích các giác quan, tăng trí tưởng tượng, giúp hệ thống não bộ của trẻ phát triển tối đa. Mẹ nên lựa chọn những câu truyện cổ tích mang tính nhân văn sâu sắc, giàu hình ảnh, ngôn từ sinh động để bé cảm nhận thế giới thật phong phú, xinh đẹp đang chào đón bé.




- Truyện ngụ ngôn:
Những câu truyện ngụ ngôn thường mang sắc thái vui vẻ, hài hước, lạc quan không chỉ giúp mẹ yêu đời, thư giãn mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái, cảm nhận được tiếng cười, niềm vui của mẹ.




- Thơ:
Những tập thơ ngắn về thiên nhiên, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,…với nhiều hình ảnh, ví von, màu sắc cũng là một lựa chọn cho mẹ. Giọng văn xúc tích, gieo vần dễ nhớ, nhịp điệu nhẹ nhàng sẽ khiến bé như đang trong lời ru của mẹ.

Mẹ đã biết nên đọc truyện gì cho thai nhi chưa nào? Hãy cùng xem nhiều câu chuyện đáng yêu cho bé trên doctruyenchocon.blogspot.com nhé!
Đọc tiếp »
 

Đọc truyện cho con Copyright 2008 All Rights Reserved Baby Blog Designed by Ipiet | All Image Presented by Tadpole's Notez